I. Nguyên liệu từ Bột đậu tương khô
Là sản phẩm thu được sau khi chiết xuất hầu hết dầu từ hạt đậu tương. Sản phẩm có dạng bột mảnh, tơi xốp, có màu vàng nâu nhạt và mùi thơm đặc trưng. Hạt đậu tương Là sản phẩm dạng đậu tương, sau khi tách vỏ, hạt được phơi khô, có màu vàng tươi đặc trưng.
II. Nguyên liệu từ Bã ngô tách cồn
Là sản phẩm phụ giàu protein của quá trình sản xuất ethanol từ ngô. Sản phẩm có dạng bột thô, màu vàng tươi, vàng sậm hoặc màu nâu và có mùi thơm đặc trưng của sản phẩm lên men
III. Nguyên liệu từ Khô cải đắng
Là sản phẩm thu được sau khi chiết xuất hầu hết dầu từ hạt cải đắng, sản phẩm có dạng bột viên, màu nâu vàng.
IV. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Bột gia cầm
Sản phẩm được dùng làm nguồn bổ sung đạm rất tốt cho gia súc, gia cầm có thể thay thế các sản phẩm tương tự khác
V. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Cám gạo trích ly
Là sản phẩm thu được sau khi chiết xuất dầu từ cám gạo, sau đó được sấy khô và ép viên, màu xám bạc.
các loại cám, tấm, bắp, củ mì, lúa mì và dầu mỡ phải đảm bảo được ít ra là 9 triệu tấn mỗi năm (tính trung bình các nguyên liệu cung năng lượng chiếm 60 – 70% trong công thức thức ăn).Sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi không nhất thiết phải dùng loại chà bóng dùng xuất khẩu mà lấy ngay loại gạo lức, giá hiện nay dao động 6.600 – 6.700 đồng/kg. So với lúa mì, bắp thì gạo vẫn rẻ hơn khá nhiều nên hoàn toàn có thể thay thế, sử dụng làm nguyên liệu thức ăn được. Cám mì có hàm lượng xơ cao hơn bắp (9,7 so với 2,9%) và tinh bột thấp hơn (27 so với 64%) cho nên bò ăn cám mì ít bị rối loạn tiêu hoá và chứng toan huyết hơn khi ăn bắp. Bản thân chất xơ thì hàm lượng xơ axít (ADF) dễ tiêu hoá của cám mì cũng rất cao hơn bắp: 13,5 so với 3,3%. Nghiên cứu cám mì đơn lẻ hay một hỗn hợp bắp+khô dầu nành, cho tương đương nhau về protein thô, thì tăng trọng và năng suất sinh sản cũng ngang nhau. Như vậy cám mì là một thức ăn tinh được nhà chăn nuôi bò chăn thả chọn lựa ưu tiên, trước những hỗn hợp tinh hạt+đạm, do đơn giản hơn trong thao tác mà chi phí thức ăn lại tiết kiệm nhiều hơn.