Hạt dổi là là gia vị đặc biết của vùng núi rừng Tây Bắc có thể dùng được cho nhiều món ăn. Hạt dổi và mắc khén có thể nói là một cặp, hạt đổi đã được dùng ướp nhiều món ăn truyền thống và sử dụng làm gia vị chấm. Điển hình một số món đặc sản như thị trâu gác bếp, thịt lợn thì không thể thiếu mắc khén và hạt dổi.
Cây dổi rừng mọc tự nhiên, ít cành, mộc thẳng, là cây thân gỗ cao. Những người dân tộc ở trên các vùng núi cao thương nhặt hạt dổi rừng để bán, thời điểm bán thường là tháng 10 và 11 dương. Ở nước ta có 2 loại cây dổi: 1 loại để lấy gỗ gọi là cây dổi tẻ. Hạt dổi của cây dổi tẻ rất cứng và có mùi hắc. Loại hạt của cây này không dùng làm gia vị được. Loại cây còn lại là cây Dổi nếp, hạt cây này rất thơm, nhất là khi phơi khô. Hạt dổi của cây dổi nếp chính là loại để dùng làm gia vị và được người bản địa gọi với cái tên là "Vàng Đen Tây Bắc"