Theo Đông y, công dụng của quả cóc là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Để hiệu quả, dân gian có cách dùng cóc chấm muối nhai thật kỹ và nuốt từ từ giúp giảm ngay chứng đau họng rất tốt.
Trong Đông y, vỏ cóc cũng có tác dụng tốt. Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ đun với nước sắc uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Không chỉ được sử dụng ăn trực tiếp, quả cóc còn là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
Trái cóc cũng được biết đến là một loại trái cây có công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả. Quả cóc cung cấp ít calo. 100g thịt cóc cung cấp khoảng 29calo, chất béo có trong trái cóc là chất béo có lợi. Đặc biệt chất xơ có nhiều trong trái cóc mang lại cảm giác no bụng lâu nên sẽ không làm cho bạn thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả.
Không những vậy, trái cóc còn chứa nhiều vitamin C chống lão hóa rất tốt. Trong 100g thịt cóc cung cấp 34mg vitamin C đáp ứng ½ nhu cầu vitamin cho cơ thể mỗi ngày, giúp da hồng hào tăng sức đề kháng.
Đối với những người bị tiểu đường tuýp II, ăn quả cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu. Mọi người có thể chế biến bằng cách tách lấy cùi quả cóc, bỏ hạt, thái nhỏ sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột mịn, bảo quản khô ráo không để bị ẩm mốc.