Cách 01:
Để phân biệt được trái sáp với trái dừa bình thường, về nguyên tắc, chúng ta phải dùng tay để lắc trái để kiểm tra âm thanh (của nước dừa). Dừa sáp được ví là giống dừa đặc ruột (có hoặc rất ít nước, và nước sánh kẹo chứ không lỏng như nước dừa thường) nên khi lắc sẽ phát ra âm thanh “im” (hầu như không có), hoặc “ục ục” (có tiếng lắc nước nhưng tiếng kêu không trong trẻo) thì có khả năng đó là trái sáp có chất lượng cao nhất. Tiếng nước càng thanh, càng bổng thì dừa sáp có nước chưa đủ độ sánh do thu hoạch sớm (chưa đủ thời gian tạo sáp), hoặc dừa sáp nhưng cơm không tạo được sáp.
Cách 02: Cảm giác nhẹ khi cầm tay:
dừa sáp khi cầm trên tay có cảm giác khá nhẹ, khác xa với dừa khô thường. Sở dĩ như vậy là dừa sáp có khá ít nước, và nước đã sánh kẹo như keo nên tất nhiên khối lượng sẽ nhẹ hơn hẳn.
Cách 03:
Dừa sáp có năm giống như dừa thường: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, và dừa sáp vỏ vàng. Độ ngon và chất lượng của trái dừa sáp không lệ thuộc vào giống, mà vào mức độ trồng tập trung của cây (có lai tạp hay không), thời điểm thu hoạch (dừa sáp có đủ độ “già” hay thu hoạch sớm). Kinh nghiệm cho thấy, vào thời điểm hút hàng, dừa sáp loại Đặc Biệt và Loại 1 hầu như rất hiếm, vì nhà nông thu hoạch dừa sớm hơn bình thường.
Cách 4:
Về kích cỡ của trái (tính luôn cả vỏ), dừa sáp trên thị trường thường được chia làm ngoại cỡ (trên 1,5kg), lớn (trên 1,2 kg), trung (từ 0,7 kg đến 1,2 kg) và nhỏ (dưới 0,7 kg).
Cách 5:
Chất lượng của trái được đánh giá dựa vào độ dày của cơm dừa, độ sánh như keo của nước, ít hay không còn nước. Trái được chia làm 3 loại tùy theo chất lượng cơm dừa.
Loại Đặc Biệt: dừa sáp có chất lượng trái tốt nhất, Cơm dừa dày hơn cơm dừa của trái dừa thường có hai lớp rõ rệt, lớp cơm dừa tiếp giáp với phần gáo dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và lớp cơm dừa bên trong giáp với phần nước dừa bồng lên như bông. Nước dừa rất sệt như thạch/ rau câu, có màu trắng trong. Do nhu cầu khá cao của thị trường, loại trái chất lượng này hầu như rất hiếm.
Loại I: cơm dừa dày, dẻo, nước keo đặc sệt hoặc khá ít.
Loại II: độ dày cơm dừa giống như dừa khô bình thường, nhưng cơm mềm, nước hơi sền sệt.
Loại III: dày cơm dừa giống như dừa khô bình thường, nhưng cơm mềm, nước như nước dừa khô bình thường, không sệt.